Khi sử dụng máy tính, chắc chắn điều phiền phức nhất là hệ thống gặp trục trặc gì đó mà bạn không có cách nào khác là gửi đến các trung tâm bảo hành vì không biết cách sửa chữa.
Hiểu được tâm lý đó, bài viết này sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích về cách khắc phục sự cố máy tính cho bạn.
Trục trặc thiết bị phần cứng có thể ngăn cản quá trình khởi động không?
Nếu bạn trang bị thêm thiết bị phần cứng (gắn trong) mới, như bộ nhớ chẳng hạn, thì bạn cần kiểm tra xem chúng có được lắp đúng vị trí không, hay có xảy ra hiện tượng “lỏng” kết nối ở thiết bị này hay cáp nối không, cũng có thể thiết bị đó bị hỏng hoặc không tương thích với máy tính.
Hãy bắt đầu bằng cách tắt máy và ngắt nguồn điện, tiếp đất cơ thể bằng cách chạm tay vào một thành phần bằng kim loại bên ngoài vỏ máy, sau đó tiến hành mở thùng ra. Bạn cần kiểm tra tất cả dây cáp có được nôi chính xác không và đảm bảo bộ nhớ RAM, các card gắn trong được lắp đúng chỗ. Nếu cần thiết, bạn hãy ấn tay dọc theo chiều dài của thanh RAM, hoặc cũng có thể tháo thanh RAM đó ra và sau đó gắn chúng trở lại. Khi đã thực hiện xong, nốì lại các cáp nối và khởi động lại máy tính.
Thậm chí nếu thanh RAM được gắn đúng vị trí thì bộ nhớ hệ thống cũng có thể là nguyên nhân trục trặc – do thanh RAM bị hỏng. Hãy sử dụng công cụ miễn phí Memtest86 (www.memtest86.com) tạo một đĩa CD khởi động để kiểm tra các hỏng hóc trên bộ nhớ. Công cụ này thực hiện các kiểm tra chi tiết (và có thể phát hiện nhiều trục trặc mà quá trình kiểm tra BIOS đơn giản thường bỏ sót).
Trong một số ít trường hợp, máy tính không thể khởi động vì xảy ra sự “xung đột” giữa một thiết bị phần cứng mới và các thành phần còn lại trong hệ thống; hay chỉ đơn giản do thiết bị này không hoạt động. Việc này thường xảy ra với các máy tính “đời cũ” cũng như với hầu hết việc nâng cấp. Để kiểm tra tình trạng này, hãy gỡ thiết bị mới ra và gắn trở lại thiết bị cũ. Nếu máy tính vẫn khởi động tốt, nghĩa là bạn gặp rắc rối với thiết bị mới. Hãy liên hệ với nhà sản xuất để có được những trợ giúp cần thiết.
Thỉnh thoảng, máy tính có thể phát ra âm thanh khởi động bình thường (xảy ra khi Windows tải màn hình nền) nhưng bạn vẫn không thấy gì trên màn hình. Đó là báo hiệu cho cả card đồ họa và màn hình. Trước hết, hãy kiểm tra cáp nối màn hình có bị lỏng hay đứt không, hay các chân (pin) của card đồ họa có được cắm chặt không? Nếu mọi thứ vẫn bình thường, hãy nối màn hình này với một máy tính khác để kiểm tra. Nếu màn hình này vẫn hiển thị tốt, bạn cần tìm một màn hình tốt khác để kiểm tra lại máy tính nghi ngờ trước đó. Nếu màn hình tiếp tục “tối om” thì bạn có thể chắc chắn card đồ họa gặp sự cố hay xảy ra hiện tượng lỏng kết nối bên trong máy. Khi đó, hãy tắt điện máy tính, mở thùng máy ra và kiểm tra vị trí của card đồ họa. (Nếu sử dụng card đồ họa tích hợp và nó đang gặp sự cố, bạn cần thay mới bo mạch chủ).
Kiểm tra sóng WiFi với Netstumbler
Netstumbler có thể thông báo cho bạn biết sóng radio có ảnh hưởng đến gateway không dây hay không. Hãy lưu ý đến chỉ số SNR (signal-to-noise): nhiễu càng cao thì giá trị SNR càng thấp và vấn đề này có thể do một gateway không dây gần đó sử dụng cùng kênh (channel) với thiết bị gateway của bạn.
Kết nốì Wi-Fi chậm? Có thể ai đó đang “xài ké” mạng không dây của bạn dể truy cập Internet. Giải pháp cần thực hiện ngay là kích hoạt tính năng bảo mật của gateway không dây. Điều này đòi hỏi bạn phải thực hiện vài tác vụ như thay đổi mật khẩu mặc định của gateway, kích hoạt tính năng mã hóa WPA PreShared Key. Các bước cài đặt bảo mật này có thể khác nhau tùy vào hãng sản xuất, tuy nhiên bạn sẽ nhận được những hướng dẫn chi tiết tại website GetNetWise (http://spotlight.getnetwise.org/wire- less/wffitips/).