Làm sao để cải thiện kết nối mạng không dây Wifi ( Phần 3)

Tiếp tục với những cách khác để cải thiện kết nối mạng không dây Wifi trong gia đình cũng như doanh nghiệp của bạn. Cùng tham khảo để tìm ra cách phù hợp nhất cho bạn nhé!

Tối ưu hóa thiết bị

Một trong những thông số ít được chú ý liên quan trực tiếp đến hiệu năng làm việc của các thiết bị WiFi chính là số kênh tần. Mục đích chính của bạn là tìm ra được kênh tín hiệu tổt nhất để tránh các sóng gây nhiễu từ mạng khác hoặc các thiết bị có tính chất phát sóng radio. (Với thiết bị chuẩn 802.11a hay a/g thì việc chọn kênh không chiếm vai trò quan trọng).

Nếu bạn chỉ sử dụng mạng gia đình đơn giản và hàng xóm không có ai sử dụng Wifi, bạn có thể sử dụng bất cứ kênh nào cũng được. Tuy nhiên những rắc rối sẽ xảy ra khi bạn rơi vào một trong những trường hợp sau đây:

  • Bạn muốn tăng cường khả năng phủ sóng của mạng.
  • Bạn có nhiều Router hoặc AccessPoint phát sóng không dây buộc phải dùng nhiều kênh tần khác nhau.
  • Bạn không phải là người duy nhất trong khu vực sử dụng mạng Wifi.

Việc tăng cường tín hiệu mạng không dây hoàn toàn khác với việc bạn cho thêm bóng đèn vào một căn phòng để làm nó sáng lên. Những thiết bị phát sóng mạnh như Router, AccessPoint sẽ trực tiếp gây ảnh hưởng lẫn nhau trong khoảng cách gần. Bạn cần phải đặt chúng xa nhau và đặc biệt là thiết lập để mỗi mạng lưới sử dụng một kênh tần khác biệt.

Đối với mạng thuộc chuẩn 802.11b/g, có tất cả 11 kênh cho những thiết bị không dây. Những thiết bị sản xuất cho thị trường Châu Âu sẽ hỗ trợ 13 kênh. Khi xảy ra tranh chấp tín hiệu khiến cho mạng bị chập chờn, bạn có thể chọn một trong các kênh chính không bị chồng chéo tín hiệu lên nhau là 1,6,11 (1,7,13 cho Châu Âu) hoặc số kênh càng cách xa nhau càng tốt.

Như vậy bạn sẽ có thể sử dụng tới ba mạng không dây độc lập trong cùng một không gian diện tích.

Nếu như ở gần bạn có một mạng không dây nào đó, chẳng có gì ngạc nhiên nếu nó đã sử dụng kênh 1 và 11 vì đó là thiết lập mặc định của phần lớn các thiết bị phát sóng Wifi. Tuy nhiên, thật đáng buồn là bạn không thể tránh được việc bị xung đột tín hiệu một cách triệt để vì giao thức không giây B/G chỉ có ba kênh chính không chồng chéo như đã nói ở trên. Chính vì thế nếu trong cùng một khu vực có từ bốn mạng không dây khác nhau trở lên, vấn đề “va chạm” sẽ trở nên càng trầm trọng hơn. Đặc biệt khi bạn và người hàng xóm của mình mỗi người đều vừa có một Router và một AccessPoint Wifi thì chắc chắn cả hai sẽ phải chịu những tác động không tốt đẹp gì. Giải pháp tối ưu nhất cho vấn đề này đó là bạn hãy chủ động bàn bạc với chủ nhân của mạng “hàng xóm” để cùng tìm ra những tùy chọn thích hợp nhất ví dụ như kênh tần 1 và 8 cho bạn, 5 và 11 cho người kia. Bạn cũng có thể đặt Router và AccessPoint của mình về phía xa để giảm thiểu những tín hiệu mà hàng xóm của bạn không muốn “nhìn thấy”. Ngoài ra, anten phát sóng có hướng cũng là một trong những giải pháp bạn có thể xem xét.

Khi có nhiễu, tốc độ mạng sẽ bị giảm đi đáng kể chính vì vậy, đôi khi nếu việc giảm nhiễu không thực sự hiệu quả, bạn có thể giảm tải cho mạng không dây và hạn chế khối lượng dữ liệu được phát đi. Trong những môi trường có nhiều thiết bị với khả năng sinh sóng radio, bạn nên sử dụng dây cáp mạng cho những kết nối truyền tải nhiều thông tin nhất. Ngoài ra bạn cũng có thể xem xét phương án nối mạng thông qua đường dây diện bằng một số thiết bị chuyên dụng ví dụ như dòng Powerline của Netgear. Việc bật tùy chọn SSID Broadcast cũng là một trong những yếu tố tăng tải. Mặc dù nó giúp cho các thiết bị nhanh chóng nhận ra luồng tín hiệu mạnh nhất nhưng điều đó cũng đồng nghĩa cho phép những thiết bị không mong muốn ở gần khu vực bạn kết nối ké hoặc tự động “xin phép” kết nối vài lần trong một giây dù được hay không được phép. Chính vì thế nếu bạn chỉ có nhu cầu sử dụng cá nhân, hãy tắt SSID Broadcast và đổi tên SSID mặc định thành giá trị khác.

Cuối cùng, hai tính năng bảo mật WEP và WPA mặc dù giữ cho thông tin trong mạng không bị mất trộm nhưng thực tế đôi khi chúng cũng góp phần “rùa bò” cho tốc độ mạng không dây. Tắt chúng đi sẽ tăng băng thông cho mạng nhưng cũng để lộ sơ hở cho những tay hacker. Bạn không nên làm điều này trừ khi có những biện pháp an ninh riêng hoặc lý do đặc biệt nào đó.

Đón đọc “Làm sao để cải thiện kết nối mạng không dây Wifi ( Phần 4)” nhé!

Recent Posts

Bật mí ưu và nhược điểm của việc vừa chạy bộ vừa nghe nhạc

Hầu hết những người có thói quen chạy bộ đều sở hữu một chiếc tai nghe chạy bộ là bạn…

2 years ago

5 Lời khuyên dành cho người mới bắt đầu chạy bộ

Chạy bộ là một môn thể thao được nhiều người ưa chuộng bởi vì sự đơn giản của nó. Để…

2 years ago

Những món đồ công nghệ cần thiết cho bộ môn chạy bộ

Nếu là tín đồ đam mê chạy bộ thì bạn nên đầu tư một số vật dụng cần thiết để…

2 years ago

Từ A-Z cách chọn tai nghe thể thao bạn nên biết

Đối với các tín đồ đam mê thể thao thì âm nhạc như là một chất xúc tác để nâng…

2 years ago

Những items không thể thiếu khi chạy bộ

Chạy bộ là hoạt động thể thao quen thuộc được nhiều người luyện tập hàng ngày. Đối với một số…

2 years ago

Tai nghe không nhét tai: lựa chọn tối ưu khi chơi các bộ môn thể thao ngoài trời

Với những người đam mê các môn thể thao ngoài trời thì việc sở hữu 1 chiếc tai nghe để…

2 years ago