Chuẩn màu hiển thị, yếu tố không nên bỏ lỡ khi đánh giá một màn hình đồ họa chuyên nghiệp

Một màn hình đồ họa chuyên nghiệp hỗ trợ tốt công việc thiết kế sáng tạo là niềm mơ ước của tất cả anh em designer. Nhưng làm thế nào để đánh giá chuẩn xác nhất đâu là một chiếc màn hình tốt và đảm bảo nhu cầu làm việc với những tác vụ đồ họa khá nặng của dân thiết kế chuyên nghiệp? Cùng làm rõ trong bài viết dưới đây nhé!

Độ chuẩn màu hiển thị của một màn hình đồ họa chuyên nghiệp

Không một nhà sáng tạo nào mong muốn xảy ra tình trạng bản thiết kế trên máy và sản phẩm in bị sai lệch màu sắc. Thế nhưng, sự thật là cho đến hiện nay tình trạng sai màu khi in vẫn diễn ra khá nhiều dù đã có sự cố gắng khắc phục từ hai phía nhà in và nhà thiết kế. Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến trường hợp này là do màn hình sử dụng đồ họa của anh em designer không hiển thị chuẩn xác màu sắc, dẫn đi sai sót về màu sắc khi in.

Độ chuẩn màu hiển thị ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng các sản phẩm thiết kế của designer

Đó là lý do mà tất cả các đối tượng khách hàng làm việc trong lĩnh vực sáng tạo đều được khuyên lựa chọn các màn hình đồ họa chuyên nghiệp với khả năng hiển thị màu chuẩn nét.

Độ chuẩn màu hiển thị được đánh giá dựa trên những thông số nào?

Khả năng đáp ứng các dải màu

sRGB, Adobe RGB và DCI-P3 là 3 dải màu được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực đồ họa

Trong thiết kế đồ họa, 3 dải màu phổ biến và được quan tâm nhiều nhất là Adobe RGB, sRGB và DCI-P3. Cụ thể, chính ba dải màu này là tiêu chuẩn giúp xác định khả năng hiển thị màu sắc của các thiết bị công nghệ. Mỗi dải màu có không gian làm việc khác nhau, phù hợp với đặc thù cũng như yêu cầu đồ họa từ đơn giản đến phức tạp.

Chuẩn màu truyền thống sRGB

sRGB là tiêu chuẩn màu sắc được quy định bởi IEC (International Electrotechnical Commission). sRGB được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1996, cho đến nay, dải màu này vẫn được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực thiết kế đồ họa. Sử dụng các thiết bị tương thích chuẩn màu sRGB từ 95 đến 100% đã đủ để các nhà sáng tạo chuyên tâm làm việc và tạo nên những sản phẩm thiết kế ấn tượng.

Chuẩn màu đồ họa Adobe RGB

Là bản cải tiến so với chuẩn sRGB đã được cho ra mắt trước đó, Adobe RGB được đánh giá có độ bao phủ lớn hơn đáng kể so với gam màu sRGB. Cụ thể, Adobe RGB có phạm vi màu rộng hơn theo hướng của màu xanh lá cây so với sRGB, cho phép thể hiện màu sắc với độ bão hòa lớn hơn. Cũng chính vì lý do đó, ngay từ khi ra mắt, Adobe RGB đã chiếm được sự tin tưởng của các creators trong việc sáng tạo các sản phẩm đồ họa, in ấn.

Chuẩn màu điện ảnh DCI-P3

Dải màu DCI-P3 được áp dụng nhiều các màn hình đồ hoạ chuyên nghiệp những năm gần đây

DCI-P3 là chuẩn màu lớn nhất hiện nay với nhiều cải tiến vượt bậc so với sRGB và Adobe RGB. Nhờ khả năng hiển thị xuất sắc của mình mà chuẩn màu DCI-P3 được tích hợp nhiều trong các màn hình gaming cao cấp, nhằm mang đến trải nghiệm chơi game tuyệt vời cho người dùng. Và gần đây, xu hướng mang DCI-P3 áp dụng vào công việc thiết kế đồ họa cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của dân designer. Cụ thể, các màn hình đồ họa chuyên nghiệp với độ phân giải 4K kết hợp với chuẩn gam màu DCI-P3 chắc chắn sẽ là công cụ hỗ trợ sáng tạo tuyệt vời cho nhà thiết kế.

>> Chuẩn màu Pantone là gì? Và Các chỉ số này ảnh hưởng đến màn hình đồ hoạ như thế nào?

Dung sai màu Delta E

Delta E là chỉ số giúp xác định mức độ sai lệch màu sắc của màn hình, do Ủy ban Quốc tế về chiếu sáng (Commission Internationale de l’Eclairage) tạo ra. Chỉ số Delta E càng thấp chứng tỏ màn hình đang sử dụng có độ chuẩn màu tốt, ngược lại, những màn hình sở hữu thông số Delta E cao sẽ gặp vấn đề về sai lệch màu sắc hiển thị.

Chỉ số dung sai Delta E giúp xác định sự sai lệch màu sắc của màn hình

Thang đo dung sai màu Delta E được trải rộng từ 0 đến 100. Cụ thể, theo Zachary Schuessler, mức độ đánh giá sai lệch màu sắc dựa theo Delta E được chia thành các giá trị sau:

  • <= 1.0: Hầu như không cảm nhận được sự khác biệt màu sắc
  • 1-2: Các nhà thiết kế chuyên nghiệp đôi khi vẫn nhận ra được một số khác biệt nếu quan sát kỹ lưỡng.
  • 2-10: Cảm nhận được một cách mơ hồ khi nhìn thoáng qua
  • 11-49: Màu sắc thể hiện trên màn hình giống với màu tương phản
  • 100: Màu sắc tương phản hoàn toàn với màu gốc

>> Tham khảo những yếu tố quan trọng khác đến chiếc màn hình làm đồ hoạ

Ngoài những yếu tố kể trên, khi lựa chọn một màn hình đồ họa chuyên nghiệp để hỗ trợ công việc, bạn cũng nên tham khảo thêm về kích thước màn hình, khả năng chống chói cùng các thông số có liên quan khác để đảm bảo quá trình làm việc của mình diễn ra thuận lợi nhất. Bên cạnh đó, tham khảo ý kiến của các chuyên gia về công nghệ cũng là một việc làm cần thiết nếu bạn không am hiểu quá nhiều về lĩnh vực này.

Recent Posts

Bật mí ưu và nhược điểm của việc vừa chạy bộ vừa nghe nhạc

Hầu hết những người có thói quen chạy bộ đều sở hữu một chiếc tai nghe chạy bộ là bạn…

1 year ago

5 Lời khuyên dành cho người mới bắt đầu chạy bộ

Chạy bộ là một môn thể thao được nhiều người ưa chuộng bởi vì sự đơn giản của nó. Để…

1 year ago

Những món đồ công nghệ cần thiết cho bộ môn chạy bộ

Nếu là tín đồ đam mê chạy bộ thì bạn nên đầu tư một số vật dụng cần thiết để…

1 year ago

Từ A-Z cách chọn tai nghe thể thao bạn nên biết

Đối với các tín đồ đam mê thể thao thì âm nhạc như là một chất xúc tác để nâng…

1 year ago

Những items không thể thiếu khi chạy bộ

Chạy bộ là hoạt động thể thao quen thuộc được nhiều người luyện tập hàng ngày. Đối với một số…

1 year ago

Tai nghe không nhét tai: lựa chọn tối ưu khi chơi các bộ môn thể thao ngoài trời

Với những người đam mê các môn thể thao ngoài trời thì việc sở hữu 1 chiếc tai nghe để…

1 year ago