March 29, 2024 Thông tin công nghệ Laptop

Tìm hiểu bo mạch Baby – AT và LPX

IBM cho ra đời AT vào tháng 8 năm 1984 với những khả năng cho phép hệ thống sử dụng…


IBM cho ra đời AT vào tháng 8 năm 1984 với những khả năng cho phép hệ thống sử dụng ít con chip hơn và yêu cầu ít hơn trong nhiệm vụ của bo mạch chủ.

Bởi vậy, tất cả những mạch được thêm trên bo mạch chủ 16-bit đều có thể phù hợp với những bo mạch chủ dùng dạng XT nhỏ hơn.

Bản chất của bo mạch chủ Baby-AT

Như vậy, thực chất Baby-AT là cùng dạng với bo mạch chủ IBM XT nguyên bản. Sự khác nhau duy nhất là một sự cải tiến nhẹ một trong những vị trí lỗ xiết đinh ốc để phù hợp kiểu thùng máy AT. Những bo mạch chủ này cũng có sự xếp đặt cụ thể của đầu nối bàn phím và Slot cho khít với những lỗ trên thùng máy. Thực sự những bo mạch chủ AT và Baby AT sử dụng đầu kết nối loại DIN 5 chân chuẩn cho bàn phím. Bo mạch chủ Baby-AT có thể được sử dụng để thay thế bo mạch chủ AT khổ rộng và sẽ phù hợp với vài thiết kế thùng máy tính bàn. Bởi vì tính linh hoạt của nó, từ 1983 đến đầu 1996, dạng Baby AT là bo mạch chủ kiểu phổ biến nhất. Bắt đầu vào giữa năm 1996, Baby AT được thay thế bởi thiết kế bo mạch chủ ATX cao cấp hơn, không thể thay thế trực tiếp.

Trong bo mạch chủ Baby – AT, các card được gắn trực tiếp vào bo mạch chủ một góc 90 độ; mặt khác những Slot trong thùng máy cho những card thì vuông góc với bo mạch chủ. Cũng vậy, bo mạch chủ Baby – AT chỉ có một đầu nối thực sự trực tiếp gắn vào bo mạch chủ, đó là đầu nối bàn phím. Điển hình, đầu nối này là đầu nối kiểu DIN 5 chân, mặc dù một số hệ thống Baby-AT sử dụng đầu nối mini-DIN 6 chân nhỏ hơn (đôi khi được gọi đầu nối kiểu PS/2) và thậm chí có thể có một đầu nối chuột. Tất cả đầu nối khác đều được gắn trên thùng máy hay trên móc cạnh card và được gắn với bo mạch chủ bằng cáp. Đầu nối bàn phím nhìn thấy qua một lỗ đặt trên thùng máy.

Tất cả những bo mạch chủ Baby – AT đều phù hợp với bề rộng cụ thể và lỗ xiết đinh ốc, Slot và định vị đầu nối bàn phím, trừ một thứ có thể thay đổi là chiều dài bo mạch chủ. Những phiên bản được xây dựng nhỏ hơn kích thước 9×13”; Chúng thường được gọi là mini-AT, micro-AT hay thậm chí nhỏ khoảng 2/3 hoặc 1/3 Baby. Cho dù không đầy đủ kích thước, chúng vẫn được gắn trực tiếp vào trong thùng máy như bo mạch chủ Baby-AT tiêu chuẩn và có thể được sử dụng như một sự thay thế trực tiếp.

tìm hiểu bo mạch baby at của máy tính

LPX

Những bo mạch chủ dạng LPX và mini-LPX là thiết kế nửa độc quyền mà Western Digital phát triển năm 1987 cho một số bo mạch chủ của họ. LP trong LPX thay cho Low Profile, bởi những bo mạch chủ này kết hợp với những Slot đặt song song, cho phép card mở rộng được lắp đặt ngang. Điều này cho phép thiết kế thùng máy mảnh nhỏ và một tổng thể hệ thống nhỏ  hơn Baby-AT.

Mặc dầu Western Digital không còn sản xuất bo mạch chủ PC, nhưng dạng mẫu tiếp tục phát triển, nhiều nhà sản xuất thiết kế bo mạch chủ nhân bàn thiết kế chung. Không may, bởi vì cấu hình kỹ thuật không bố trí chi tiết chính xác- đặc biệt phần card đứng (bus riser card) của thiết kế – những bo mạch chủ này bán độc quyền và không thể hoán đổi giữa những nhà sản xuất. Vài nhà cung cấp, như IBM và HP, xây dựng hệ thống LPX dùng card đứng dạng T cho phép những card mở rộng được gắn ở góc 90 độ so với bo mạch chủ nhưng vẫn ở trên bo mạch chủ. Sự thiếu tiêu chuẩn hóa này có nghĩa nếu có hệ thống với một bo mạch chủ LPX, trong phần lớn trường hợp bạn không thể thay thế bo mạch chủ với một bo mạch chủ PLX khác sau đó. Thực chất bạn có một hệ thống mà không thể nâng cấp hoặc sửa chữa bởi việc thay thế bo mạch chủ với bo khác tốt hơn. Mặt khác, bạn có điều mà tôi gọi là PC sử dụng một lần.

Phần lớn mọi người không được cảnh báo về bản độc quyền của việc thiết kế những bo mạch chủ và chúng vô cùng được ưa chuộng trong cái tôi gọi “cửa hàng bán lẻ” PC từ cuối những năm 1980 cho tới cuối những năm 1990. Bao gồm chủ yếu những hệ thống Compaq và Packard Bell, cũng như nhiều người khác sử dụng dạng này trong những hệ thống máy tính giá thấp của họ. Những bo mạch chủ này thường được sử dụng trong hệ thống nhỏ hoặc những hệ thống thùng máy Slimline nhưng cùng được tìm thấy trong những thùng máy dạng tháp. Những hệ thống này thường là hệ thống giá thành thấp như là những thứ được bán ở siêu thị điện từ bán lẻ. Ngày nay LPX được xem như lỗi thời.

Những bo mạch LPX có vài tính năng đặc biệt. Có thể chú ý nhất là những Slot mở rộng trên card đứng cắm vào bo mạch chủ. Trong phần lớn các thiết kế, những card mở rộng cắm hướng tới một bên trên card đứng. Sự sắp đặt này cho phép thiết kế thùng máy nhỏ. Những Slot được đặt ở trên một hoặc hai phía của card tùy thuộc vào thiết kế hệ thống và thùng máy. Người bán sử dụng những bo mạch chủ loại LPX trong thùng máy dạng tháp đôi khi dùng card dạng T đặt Slot mở rộng ở góc phải thông thường đối với bo mạch chủ nhưng trên một kệ được nâng lên trên chính bo mạch chủ đó.

Một tính năng khác biệt nữa của thiết kế LPX là sự thay thế tiêu chuẩn của những đầu nối ở phía sau của bo mạch chủ. Một bo mạch chủ LPX có một dòng những đầu nối cho video (VGA 15 chân), parallel (25 chân), hai cổng nối tiếp (9 chân mỗi cái), chuột và bàn phím loại mini- DIN PS/2. Tất cả những đầu nối này được sắp đặt dọc theo rìa của bo mạch chủ và nhô ra qua 1 khe trên thùng máy. Một số bo mạch chủ LPX có thể có những đầu nối thêm vào cho những cổng trong khác như là card mạng hoặc card SCSI. Bởi vì hệ thống LPX sử dụng nhiều tích hợp cổng trên bo mạch chủ, người bán bo mạch chủ LPX, thùng máy và những hệ thống thường quy cho những sản phẩm LPX như là thiết kế “tất cả trong một”.

Tôi thường hỏi: “Tôi có thể nói được như thế nào về hệ thống có bo mạch chủ LPX mà cần phải mở thùng máy không?” Bởi vì có sự đa dạng trong thiết kế card đứng, bởi vì những bo mạch chủ mới hơn như là NLX cũng sử dụng card đứng, cách chắc chắn nhất để phân biệt bo mạch chủ LPX với những hệ thống khác là xem đầu nối (cách bố trí và những thành phần của những đầu nối phía sau bo mạch chủ). Ngược lại, những bo mạch chủ Baby -AT dùng đầu nối trên thùng máy hoặc trên Slot mở rộng cho các đầu nối serial, Paralell, PS/2 chuột và cổng USB, trong khi những bo mạch chủ dòng ATX và dòng BTX tập hợp những cổng ngoài với nhau ở phía bên trái của những Slot mở rộng. Trên bo mạch chủ  LPX card đứng được đặt ở giữa bo mạch chủ, trong khi bo mạch chủ NLX có card ở cạnh bên (bo mạch chủ thực sự cấm vào card đứng trên NLX). Lưu ý rằng không phải tất cả bo mạch chủ LPX đều có audio cho nên những đầu nối này có thể không có. Những cổng khác (như USB) có thể không có trong biểu đồ này, phụ thuộc vào lựa chọn nào được bao gồm trên bo mạch chủ cụ thể. Tuy nhiên, sự bố trí sắp đặt giống như nhau. Những đầu nối dọc theo bộ phận đằng sau của bo mạch chủ có thể gây cản trở trực tiếp với vị trí đường dẫn tới các Slot trên bo mạch chính, giải thích tại sao những card được sử dụng bổ sung cho những bo mạch chủ mở rộng.

Related Posts

Đầu nối nguồn chính 20 chân

August 30, 2018

August 30, 2018

Đầu nối nguồn chính 20 chân là tiêu chuẩn cho mọi bộ cấp nguồn theo hệ số dạng bộ cấp...

Mạng máy con/máy chủ, mạng ngang hàng và bảng so sánh

August 30, 2018

August 30, 2018

Mặc dù mỗi máy tính trong LAN đều kết nối được với máy tính khác, song tất cả không cần...

Dạng bo mạch chủ ATX là gì?

August 30, 2018

August 30, 2018

ATX là bo mạch chủ đầu tiên gây ấn tượng sâu sắc trong lĩnh vực khi nó được ra mắt....

Predator Orion 9000: con quái vật của giới công nghệ game

August 30, 2018

August 30, 2018

Vốn xuất thân là một hãng máy tính mỏng nhẹ giá rẻ, laptop game giá rẻ, những năm gần đây...

Các ví dụ tham khảo nhanh về Windows 95 trở về sau, NT 4.0 và các yêu cầu hệ thống

August 30, 2018

August 30, 2018

Dưới dây là một số ví dụ tham khảo nhanh các tính năng Windows 95 và Windows NT. Các ví...

Khái niệm các Index Gap của máy tính

August 30, 2018

August 30, 2018

Post index Gap cung cấp một giai đoạn phục hồi chuyển mạch đầu từ, do đó khi chuyển từ rãnh...

Trải nghiệm Vivo S1 (Vivo Y7s)